Nguồn gốc, sự ra đời và ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy ngày tết

Từ xa xưa Bánh chưng, bánh giầy đã không thể thiếu trong những mâm cơm ngày tết, không chỉ là một món ăn bánh chưng bánh giầy còn là một vật phẩm mang ý nghĩa lớn thể hiện bản sắc dân tộc. Đối với người việt, con cháu lạc hồng có lẽ không mấy ai xa lạ với câu chuyện nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy, tuy nhiên không phải ai cũng nhớ rõ từng chi tiết hoặc đôi chút quên đi. Hôm nay hãy cùng Bánh Chưng Xanh chúng tôi ôn lại một chút về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy ngày Tết qua bài viết này nhé!

Bánh chưng món ăn không thể thiếu trong những mâm cơm ngày tết của người Việt từ xưa tới nay

Nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy ngày tết

Truyền thuyết xưa kể lại rằng:

Khi vua Hùng Vương thứ sáu đã tuổi cao sức yếu, ngài muốn tìm người kế nối ngôi của mình, nhưng lại có tới 20 người con trai, nên Ngài bèn hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho người đó.

Các lang (con trai của vua) ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Chàng là người con thứ mười tám, xưa nay chỉ quen với việc trồng trọt, trong nhà chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết tìm đâu ra những sản vật quý giá dâng lên vua cha trong ngày lễ Tiên Vương.

Sau một đêm nằm mộng được thần mách bảo, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất trong nhà để làm ra hai thứ bánh, một loại có hình vuông và một loại có hình tròn. Khi ngày lễ Tiên Vương đến, vua cha rất hài lòng với những lễ vật của Lang Liêu, ngài bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh giầy (bánh dày) tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để tế lễ trời, đất và Tiên Vương sau đó truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Và kể từ đó trở đi, cứ đến ngày Tết, vua lệnh cho dân chúng làm hai loại bánh này để dâng lên Tổ tiên cầu mong Tổ tiên phù hộ mang đến vụ mùa thuận lợi cho một năm mới. Dần dần, làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết đã trở thành nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết Cổ truyền của người Việt Nam.

Để phục vụ quý bà con cô bác ăn tết xum vầy, chúng tôi chuyên nhận phục vụ gói bánh chưng thuê, luộc bánh chưng thuê tận nơi, nhận đặt bánh chưng trọn gói từ a-z cho công ty, cơ quan tổ chức, trường học, khu chung cư với giá tốt nhất. Vui lòng liên hệ hotline 0369242829 để được tư vấn!

Ý  nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh giầy

Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại. Theo quan niệm của Tổ tiên người Việt, bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho “trời tròn, đất vuông”.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh nhuyễn, thịt lợn, hành… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người Việt. Tất cả được gói lại bằng những phiến lá dong xanh mướt có thể được hái ngay trong vườn nhà. Bánh giầy được làm từ gạo nếp đồ chín lên rồi giã tay cho nhuyễn mịn sau đó mới nặn cho thành hình.

Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ. Phong tục dùng bánh chưng, bánh giầy làm quà biếu dâng lên cha mẹ ngày Tết cũng từ đó mà trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích.

Hy vọng rằng, bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng, giã bánh giầy ngày Tết, qua đó góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và xin hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by website1gia.com